Advertisement

Bị hải quan Nhật kỳ thị và làm khó khi nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam | I Was Treated Differently at Japanese Immigration Because of My Vietnamese Passport

"Một hành trình bắt đầu bằng việc nhập cảnh đầy căng thẳng với nhân viên hải quan nước bạn là điều không ai mong muốn trong mỗi chuyến đi du lịch – nhất là khi bạn bồng bế theo một em bé chưa đầy tuổi".

"No one wants their trip to start with stress at immigration — especially not while holding a baby under one year old". 



Phải nói rằng đây là kinh nghiệm xương máu của mình khi nhập cảnh Nhật Bản với bé nhỏ. Đi về lâu rồi mà đắn đo mãi hôm nay mới hết buồn để chia sẻ lại với mọi người.  

This is a very personal and difficult story for me to share — the kind that sticks with you long after the trip is over. But I’ve finally had enough time and distance to reflect and turn it into something helpful.


Đây là trải nghiệm thật của gia đình mình khi nhập cảnh vào Nhật Bản cùng em bé 10 tháng tuổi, mang theo tâm thế háo hức – nhưng rồi phải đối mặt với sự phân biệt âm thầm và một loạt bất tiện nghĩ nhỏ nhưng gây mệt mỏi không tưởng. Dưới đây là những điều mình mong ai sắp đến Nhật – đặc biệt là với hộ chiếu Việt Nam – sẽ biết trước để chuẩn bị tốt hơn.

Here’s what happened when my family tried to enter Japan with our 10-month-old baby, and the silent but clear discrimination we experienced simply because we carried Vietnamese passports. I’m sharing this so that if you’re traveling to Japan — especially with Vietnamese citizenship — you can be better prepared than we were.


1. Mình và chống bị từ chối dùng đặc quyền đi line ưu tiên dù có thẻ APEC vì "con mình không có thẻ APEC" 

1. We were initially allowed in the priority line — until they saw my Vietnamese passport

Vợ chồng mình đều có thẻ APEC (ABTC – APEC Business Travel Card), và điều này thường cho phép đi line ưu tiên tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên tại sân bay Osaka Nhật, nhân viên nhập cảnh kiên quyết từ chối cho gia đình mình sử dụng line ưu tiên. Đầu tiên tụi mình ra khu nhập cảnh sớm nhất (vì ngồi khoang thương gia nên cũng được ra sớm hơn), nên nhanh chóng điền thông tin tờ khai rồi vào nộp. Khi vào nộp thì thông tin tờ khai ghi bị thiếu gì đó, nhân viên hải quan kiên quyết không cho tụi mình ghi bổ sung tại chỗ mà yêu cầu đi ra ngoài ghi rồi quay lại. Tất nhiên khi quay lại thì tất cả các line nhập cảnh đã rất đông, xếp hàng rất dài. Vậy nên tụi mình quyết định đi tìm cổng ưu tiên thì chỉ có 1 cổng mở, ghi là cho Crew, ABTC, Wheelchair... (không có cả line ưu tiên cho hạng thương gia). 

 

Tụi mình vào xếp hàng tại line ưu tiên này, đầu tiên người điều phối thấy chồng mình (cầm pp Mỹ) thì đã cho xếp hàng. Sau đó 1 lúc, ông ấy quay ra hỏi hộ chiếu mình để kiểm tra chờ tới lượt vào thì thấy hộ chiếu VN thì lắc đầu và ra tín hiệu yêu cầu gia đình mình phải quay ra khu nhập cảnh đông nghìn nghịt bên cạnh xếp hàng vì... "con mày không có thẻ APEC". Chồng mình hỏi vậy không phải lối này ưu tiên cho bé ngồi xe đẩy sao? Thì ông đó rất khó chịu trả lời "Con mày đang địu chứ đâu có đẩy". Gia đình mình bung xe đẩy ra bảo vậy giờ tao dùng xe đẩy thì được không? nhưng người nhân viên này kiên quyết nói không và yêu cầu mình ra khu xếp hàng. 

Vậy là ngay cả có line dành cho wheelchair hoặc baby stroller cũng không được phép dùng, chỉ vì “đây là quy định”. Điều này tạo áp lực rất lớn vì mình phải vừa bế con, vừa đứng xếp hàng gần hai tiếng, giữa sân bay đông đúc sau một chuyến bay dài. 

My husband and I both have APEC Business Travel Cards (ABTC), which usually allow us to use priority immigration lanes. My husband and our 10-month-old baby both hold U.S. passports, while I carry a Vietnamese passport.

At Osaka Airport, we disembarked early (we were flying business class) and quickly filled out the immigration form. When we reached the counter, the officer noticed something missing on one of the forms. Instead of letting us fix it on the spot — like most countries do — he firmly told us to step out, correct it, and rejoin the line from the beginning.

By the time we got back, the regular lines were already packed with long queues. We went to look for the priority lane, which had a sign for Crew, ABTC holders, Wheelchair, etc. (There wasn’t a dedicated line for business class passengers either.)

We got in line. The staff saw my husband’s U.S. passport and our baby, and allowed us to stay in the priority lane without question.

 

But a few minutes later, the officer came back and asked to see my passport. As soon as he saw it was Vietnamese, he shook his head and signaled for us to leave the line and go back to the regular immigration area — because, he said:

“Your baby doesn’t have an APEC card.”

My husband asked, “Isn’t this also the line for baby strollers?”

The officer replied, visibly annoyed:

“Your baby’s being carried, not in a stroller.”

So we unfolded our stroller right there and said, “Well, he’s in a stroller now. Can we stay?”

 

Still, the answer was no. He was firm — we had to go back to the crowded line simply because Iheld a Vietnamese passport.

So despite having ABTC cards, despite being a family traveling together, despite the baby is under 2 years old— we were turned away from the priority line. I had to stand for nearly two hours in a hot, packed immigration hall, holding a tired baby, after a long-haul flight.



2. Khai tờ khai nhập cảnh trước – KHÔNG được ghi bổ sung tại quầy

2. Landing Card Mistakes = Back to the Start

Một điểm rất khác biệt ở Nhật Bản:

One thing to know about Japan’s immigration process:

 

Nếu bạn điền thiếu bất kỳ thông tin nào trong tờ khai nhập cảnh (Landing Card), bạn không được phép ghi bổ sung tại quầy như nhiều nước khác. Thay vào đó, bạn bị yêu cầu ra ngoài, điền lại từ đầu rồi xếp hàng lại từ đầu.

If you leave anything blank or make a mistake on your landing card, you are not allowed to correct it at the counter. They will make you exit the line, fill out a new form, and rejoin at the very end.

 

Kinh nghiệm xương máu:

Hãy khai báo điện tử trước khi đến Nhật để tránh tình huống này! Điều này là "must-do" nhé. Vì nếu khai trước rồi khi nhập cảnh sẽ chỉ cần vào scan mã là được đi qua thôi.  

 Hard-earned tip:

Fill out everything digitally before you arrive in Japan. This is absolutely a must-do, especially if you’re traveling with kids.

Cách khai báo hải quan và nhập cảnh trước. Nên khai từ Việt Nam trước giờ khởi hành: 

     1.         Truy cập: https://vjw.digital.go.jp (Visit Japan Web)

     2.         Đăng ký tài khoản & tạo hồ sơ chuyến bay.

     3.         Khai báo đầy đủ thông tin nhập cảnh, khai hải quan và tình trạng sức khoẻ (nếu cần).

     4.         Bạn sẽ nhận được mã QR để quét tại sân bay.

 

❗️Lưu ý: Không phải sân bay nào ở Nhật cũng có hệ thống QR-check-in tự động, nhưng khai trước sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh sai sót và phiền phức.

How to Pre-Register for Entry & Customs (DO THIS IN VIETNAM BEFORE YOU FLY):

     1.         Visit: https://vjw.digital.go.jp (Visit Japan Web)

     2.         Create an account and register your flight

     3.         Complete all entry, customs, and health declarations

     4.         Receive your QR code to scan at immigration

 

❗️Not all airports in Japan support QR scanning yet, but having it ready will save you time and stress, especially if something goes wrong.


3. Nếu đi cùng trẻ em: Mang theo bản sao khai sinh + bản dịch tiếng Anh

3. Traveling with a Child? Bring Proof of Relationship

 

Hải quan Nhật có thể hỏi thêm giấy tờ liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ – nhất là nếu bé mang quốc tịch nước ngoài hoặc có họ khác. Đợt này mình đi có cả hai vợ chồng nên cũng không bị hỏi. Nhưng nếu bạn đi với bé mà chỉ có hai mẹ con thì tỉ lệ bị hỏi rất cao nha. 

Japanese immigration may ask for additional documents proving your relationship with your child — especially if your child has a different nationality or surname. In our case, we were traveling together as a couple, so they didn’t ask. But if you’re a solo parent traveling with a baby, be prepared.

 

✔️ Chuẩn bị trước: Giấy khai sinh (dịch Tiếng Anh công chứng)              

 ✔️ What to bring: Certified English translation of the birth certificate  


4. Chuẩn bị tinh thần & kiên nhẫn

4. Expect Subtle Discrimination — And Keep Your Cool

Có thể bạn sẽ cảm thấy bị phân biệt đối xử nhẹ nếu mang hộ chiếu Việt Nam – chẳng hạn bị yêu cầu nhiều hơn, hỏi kỹ hơn, hoặc bị từ chối một số tiện ích mà người mang hộ chiếu G7 thường được hưởng.

Mình không mong bạn gặp chuyện giống mình, nhưng chuẩn bị tâm lý vững vàng là điều cần thiết. Nhật là một đất nước an toàn, sạch sẽ, lịch sự – nhưng thủ tục nhập cảnh không phải lúc nào cũng dễ chịu. Như lúc bị từ chối sử dụng line ưu tiên, chồng mình gần như là mất bình tĩnh và thốt lên "không bao giờ muốn đi Nhật nữa". Nhưng tiền cho chuyến đi trả hết rồi, không lẽ đi về??? Người giữ cái đầu lạnh và tiếc tiền là tôi đã kịp thời nhắc nhở. Bởi vì, nếu bạn thể hiện thái độ thái quá thì nhân viên hải quan có quyền từ chối cho bạn nhập cảnh đấy! 

I hate to say it, but yes — if you carry a Vietnamese passport, you may notice subtle forms of unequal treatment:

   •           Being denied priority access

   •           Being questioned more aggressively

   •           Being refused the kind of flexibility other nationalities enjoy

 

When the immigration officer denied our family access to the priority lane, my husband — normally calm and collected — lost his temper and said, “I’m never coming back to Japan again.”

But we’d already paid for everything — we weren’t about to cancel our trip. I had to stay level-headed and remind him to calm down. Because if you overreact at immigration, they are legally allowed to deny you entry.

So yes — stay calm. Even if it feels unfair. Even if it’s exhausting. Especially with a baby in your arms.

 

Dù những trải nghiệm ban đầu hơi “căng thẳng”, Nhật Bản vẫn là một đất nước đáng ghé thăm – và việc chuẩn bị kỹ trước khi bay sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hành trình hơn.

 

Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Nhật cùng gia đình, hãy nhớ:

     •           Khai báo trước trên Visit Japan Web.

     •           Mang đầy đủ giấy tờ cho bé.

     •           Giữ bình tĩnh và lịch sự – dù gặp tình huống không mong muốn.

 

Chúc bạn một hành trình suôn sẻ, và nếu bạn từng gặp chuyện tương tự – đừng ngần ngại chia sẻ nhé dưới comment nha! 

Japan is still a beautiful, safe, and fascinating country. But entering the country — particularly as a Vietnamese citizen — can be frustrating and, at times, humiliating.

 

If you’re planning to visit Japan with your family:

     •           Register everything in advance on Visit Japan Web

     •           Bring all documentation for your child

     •           Keep calm, even if things get unfair

 

Wishing you a smooth and joyful trip — and if you’ve ever faced a similar situation, feel free to share your story in the comments.

 

With love, 

Moon Doãn

 

 

Post a Comment

0 Comments