Advertisement

Trà đạo và linh hồn đất: hành trình của một chiếc Chawan Raku | The Journey of a Raku Chawan

[English Below]
Với những bước chân chập chững đầu tiên vào thế giới Trà Đạo, hẳn bạn đã từng nghe ai đó thốt lên đầy ngưỡng vọng: "Ôi, một chiếc Chawan Raku tuyệt đẹp!". Nhưng sự thật là, một kiệt tác Raku chẳng cần lời tán dương. Chỉ cần đặt tay lên thành chén, thời gian bỗng chùng xuống. Những đường nét mộc mạc ấy không phô trương, không hoa mĩ, mà lặng lẽ ôm ấp cả một dòng chảy văn hóa – hơn bốn thế kỷ tinh hoa Nhật Bản ngưng đọng trong từng thớ đất. 

CUỘC CÁCH MẠNG TỪ LÒ NUNG 
Ra đời giữa thế kỷ 16 dưới bóng cổ tự Kyoto, Raku không đơn thuần là nghệ thuật gốm – đó là một tuyên ngôn sống. Chōjirō, vị tổ nghề huyền thoại, không dùng lửa công nghiệp để nung chén. Ông dùng lửa thiền. Mỗi chiếc chawan ra đời là một cuộc đối thoại giữa bàn tay phàm trần với đất mẹ và lửa thiêng. Không bao giờ có hai chiếc Raku giống nhau. Không sự lặp lại. Không sự hoàn hảo. Và chính sự khiếm khuyết ấy đã thổi hồn vào gốm. 
Tướng quân Toyotomi Hideyoshi, sau khi nâng chén trà từ tay Chōjirō, đã ban tặng một chữ duy nhất: "楽" (Raku)– nghĩa là niềm hoan lạc, sự thảnh thơi, an nhiên tự tại. Một chữ mà gói trọn tinh thần Trà Đạo. Từ đó, gia tộc Raku chính thức khai sinh, trở thành một trong số ít những dòng gốm hoàng gia còn truyền thừa đến ngày nay. Đời thứ 16 vẫn miệt mài nặn đất bên bờ Kamo River, như thể thời gian chưa từng trôi qua.

Một chiếc Chawan Raku từ thời Edo thế kỷ 17 được bán ra bởi Sothebys giá 140,000,000 VNĐ
A Raku Chawan (Edo period, 17 th century sold by Sothebys, price realisted $8000 - $11000

DẤU ẤN CỦA HUYẾT MẠCH 
Gia tộc Raku (家元 Raku-ke) có một quy tắc bất thành văn: Mỗi đời truyền nhân đều mang một tên hiệu riêng, nhưng luôn giữ chữ "Raku" như lời tuyên thệ giữ gìn hồn cốt tổ nghiệp. 
 Ví dụ: 
- 初代 長次郎 (Chōjirō – đời thứ nhất) 
 - 2代 常慶 (Jōkei) 
 - 3代 道入 (Dōnyū)
 - ...
 - 16代 樂 了入 (Raku Ryōnyū – đương kim truyền nhân) 
Dưới đáy mỗi chawan chính thống, ngoài dấu triện riêng, bao giờ cũng có chữ Raku – như một lời thề âm thầm rằng: Ta là người gìn giữ linh hồn của 400 năm lịch sử. Ngày nay, nhiều nghệ nhân độc lập vẫn làm gốm theo kỹ thuật Raku-yaki, nhưng không được phép dùng tên hiệu này. Họ có thể đóng dấu riêng, nhưng chén của họ dù đẹp đến mấy, cũng chỉ là Raku-style – một phiên bản không có gia phả. 

TRIẾT LÝ CỦA NHỮNG ĐƯỜNG NÉT PHÁ CÁCH 
Nếu từng cầm một chiếc Raku Chawan thực thụ, bạn sẽ nhận ra ngay: nó không tròn. Có khi nghiêng như vầng trăng khuyết, có khi vuông vức góc cạnh, có khi méo mó dị dạng – như một lời nhắc nhở rằng cái đẹp đích thực không nằm ở sự hoàn hảo, mà ở những gì không thể sao chép. Không bóng loáng như sứ Trung Hoa. Không cầu kỳ như men lam Bát Tràng. Chỉ là đất thô, nhẹ bẫng, xốp mềm như bàn tay ấm. Một chiếc Chawan Raku không có logo, không có thương hiệu. Nhưng nó có dấu triện của tổ nghề, có vân tay của nghệ nhân, có mùi khói từ lò nung vương lại như hơi thở của thời gian. 
Bát Chawan Raku gốm men đỏ từ thời Edo thế kỷ 18, thực hiện bởi truyền nhân Raku chính thống đời thứ 7 Raku Master Chonyu, được Sothebys bán ra với giá 294,000,000 VNĐ
Red Raku Ware, Edo period (18th Century by 7th-generation Raku Master Chonyu (1714-1770), sold by Sothebys, price realisted $11,250

KHÔNG CHỈ LÀ CHÉN TRÀ, MÀ LÀ CHỐN VỀ 
Có người mua chawan để uống trà. Có người uống trà chỉ để được sống trọn trong lòng một chiếc chawan như thế, tựa người bạn lặng im qua năm tháng. Những sáng tĩnh lặng, khi thế giới bên ngoài chìm trong hỗn loạn, bạn sẽ tìm thấy nơi đáy chén ấy hương matcha nồng ấm, bàn tay ấp ủ hơi đất, và sự hiện diện nguyên vẹn của chính mình. Gốm Raku không cần tỏa sáng. 
Nó chỉ cần ở lại... đủ lâu để ta nhận ra: Thứ đẹp nhất là những thứ biết giữ lại dấu vết của thời gian. 

-----------

THE JOURNEY OF A RAKU CHAWAN 
 When you first step tentatively into the world of Japanese tea ceremony, you might hear someone exclaim in reverence: "Oh, what an exquisite Raku chawan!". Yet the truth is, a Raku masterpiece needs no praise. Simply rest your hand upon its rim, and time itself seems to slow. Its unadorned lines don’t shout for attention—they quietly cradle four centuries of Japanese culture, distilled into a single curve of clay. 

 A REVOLUTION BORN FROM THE KILN 
 Emerging in 16th-century Kyoto, Raku was never just pottery—it was a manifesto for living. The legendary founder, Chōjirō, didn’t fire his bowls with industrial precision. He used the flame of meditation. Each chawan became a dialogue between human hands, raw earth, and sacred fire. No two alike. No repetition. No perfection. And in that very imperfection, the soul of Raku awoke. After sipping tea from Chōjirō’s creation, warlord Toyotomi Hideyoshi bestowed a single kanji: 楽 (Raku)- meaning joy, ease, and serenity. One character that captured the essence of the tea ceremony. Thus, the Raku dynasty began, now in its 16th generation, still shaping clay by the Kamo River as if centuries stood still. 

THE SEAL OF HERITAGE 
The Raku family (家元 Raku-ke) follows an unspoken rule: Each heir adopts a unique name, but always bears the "Raku" seal—a vow to guard their legacy. 
 For example: 
 - 初代 長次郎 (Chōjirō – 1st generation) 
 - 2代 常慶 (Jōkei) 
 - 3代 道入(Dōnyū)
 - ... 
 - 16代 樂 了入 (Raku Ryōnyū – current heir) 
 Beneath every authentic chawan, beside the artist’s personal mark, the Raku character is pressed—a silent oath: I am the keeper of 400 years of history! Today, many artisans craft Raku-style ware, but only the dynasty may use the name. Their works, however beautiful, remain Raku-inspired - vessels without pedigree. 


An Earthenware Chawan with treasure ship design (takarabune utsushi), Edo Period (18-19th century) by 9th-generation Raku Master Ryonyu (1756-1834). Sold by Christe's, Price realisted $5750

THE PHILOSOPHY OF BROKEN SYMMETRY 
Hold a true Raku chawan, and you’ll notice: It’s never round. Perhaps tilted like a waning moon, or squared like a defiant haiku—reminding us that real beauty lies in the unrepeatable. Not glossy like Chinese porcelain. Not ornate like Bát Tràng cobalt. Just raw, featherlight clay, porous and warm as cupped hands. A Raku bowl bears no logo. No brand. Yet it carries: - The dynasty’s seal, - The potter’s fingerprints, - And the smoky breath of the kiln - time itself trapped in its cracks. 

MORE THAN A TEACUP, IT’S A HOMECOMING 
Some buy a chawan to drink tea. Others drink tea just to dwell inside a chawan like this - a silent companion through the years. On hushed mornings, when the world outside unravels, you’ll find within its depths: The bittersweet whisper of matcha, the memory of earth still warm, anh the undivided presence of your own being. Raku ware doesn’t gleam. It simply endures... long enough to teach us: The most beautiful things are those that honor their scar. 

Moon Doan 
A journey toward imperfect wholeness 
#moondoan 
#moondoanreviews 
#chawanraku 
#WabiSabi 
#JapaneseTeaCeremony 
#RakuPottery 
#SlowLiving 

Post a Comment

0 Comments