Advertisement

Unboxing Chawan Raku: Tĩnh lặng xa hoa trong men gốm | Quiet Luxury in Clay

Hôm nay mình unbox một chiếc chawan mới mà lòng lâng lâng khó tả. Đó là một tác phẩm nghệ thuật chawan raku của nghệ nhân Ujike Ryuji (氏家龍次)

Today, I unboxed a new chawan, and my heart fluttered in a way that’s hard to describe. It’s not just a tea bowl—it’s a raku chawan crafted by master artisan Ujike Ryuji, a piece that transcends function and becomes an object of contemplation. 


Trong thế giới của trà đạo Nhật Bản, có những thứ không thể gọi đơn thuần là “đồ vật”. Bởi lẽ chúng không chỉ để dùng, mà để chiêm nghiệm. Không đơn thuần để uống trà – mà để thở cùng trà.

In the world of Japanese tea ceremony, some things can’t simply be called "objects." They exist not just to be used, but to be felt. Not merely to hold tea—but to breathe with it.  





Chiếc chawan aka-raku mình may mắn được sở hữu này là một trong số đó. Không bóng bẩy, không hào nhoáng, nhưng đầy sức nặng thẩm mỹ và chiều sâu văn hóa. Dáng vuông nhẹ nghiêng, men đỏ trầm ấm, vân rạn tự nhiên, những nét vẽ tay hoa trà được thực hiện bằng kỹ thuật kaki-e (phủ men rồi cạo lớp) trên nền đất thô, tất cả cùng thì thầm một triết lý: wabi-sabi – vẻ đẹp của cái chưa hoàn hảo, cái hữu hạn, và sự trầm mặc có chủ ý.

The aka-raku chawan I’m fortunate to own is one such piece. Unpolished, unassuming, yet weighted with aesthetic gravity and cultural depth. Its slightly tilted square form, the muted warmth of its red glaze, the natural crackles in the clay, the hand-painted camellia motifs created through the kaki-e technique (layering and carving glaze)—all whisper the same philosophy: wabi-sabi, the beauty of imperfection, transience, and intentional silence.  


Nghệ nhân Ujike Ryuji (氏家龍次) sinh năm 1952 tại Tokyo, người đã dành hơn 40 năm đối thoại với đất, lửa và hình hài trà cụ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Musashino chuyên ngành Thiết kế Thủ công Mỹ nghệ, ông thành lập lò gốm riêng tại Jiyugaoka, Tokyo, và từ đó liên tục được chọn vào các triển lãm thủ công danh giá của Nhật.

This piece was shaped by Ujike Ryuji (氏家龍次), a ceramic artist born in 1952 in Tokyo, who has spent over 40 years in dialogue with earth, fire, and the spirit of tea utensils. After graduating from Musashino Art University with a degree in Craft Design, he established his own kiln in Jiyugaoka, Tokyo, and has since been featured in Japan’s most prestigious craft exhibitions.  




Mỗi chiếc chawan của ông là một cá thể sống. Không lặp lại. Không rập khuôn và thường vô cùng hiếm, ít khi được giao dịch trên thị trường mở. Dưới đáy bát – không phải logo hay thương hiệu – mà là kakihan, dấu triện cá nhân của ông, in cùng dấu vân tay người nghệ nhân ấy – như một lời nhắn: “Đây là một bản thể duy nhất.”

Each of his chawan is a living entity. No two are alike. They are never mass-produced and rarely appear on the open market. At the base of the bowl—no brand, no logo—just his kakihan (personal seal) and the faint imprint of the artist’s fingertips, as if to say: This is a singular being. 


Hoa trà được vẽ tay thủ công bằng kỹ thuật kaki-e. Loài hoa này không kiêu sa như mẫu đơn, không thanh tao như mai, mà rực rỡ bằng chính sự bền bỉ. Nở vào những ngày lạnh nhất trong năm, như một lời nhắc rằng cái đẹp thật sự đôi khi không cần lên tiếng – chỉ cần ở lại đủ lâu.

The camellias are painted by hand using kaki-e. This flower is neither as opulent as a peony nor as refined as a plum blossom, but it blooms fiercely in the coldest days of winter—a quiet reminder that true beauty doesn’t need to announce itself. It just needs to endure. 



Chiếc Chawan được đi kèm kiribako – hộp gỗ paulownia buộc vải tím, viết tay và đóng dấu bởi chính tay nghệ nhân. Nó không phải món đồ để bày biện. Mà là một tác phẩm sống động, có thể ở bên bạn suốt nhiều năm – trong những buổi sáng tĩnh lặng, khi chẳng có gì ngoài bạn, mùi trà, sự hiện diện của hiện thực. 

The chawan comes with a kiribako - a paulownia wood box tied with purple cloth, hand-inscribed and stamped by the artist himself. This isn’t a display piece. It’s a living work of art, meant to accompany you for years—through quiet mornings when nothing exists but you, the scent of tea, and the weight of the moment.  


Người ta nói, có những người chọn bát để uống trà. Còn có những người chọn trà – chỉ để được sống trọn trong một chiếc bát như thế này.

They say some people choose a bowl to drink tea.  Others choose tea—just to dwell in a bowl like this.  



Một chiếc chawan không cần đường nét hoàn hảo.

Chỉ cần chân thật.

Chỉ cần đủ sâu để bạn quay về.

A chawan doesn’t need to be perfect.  

It just needs to be true. 

It just needs to be deep enough to bring you home.  


📌 Giá trị & Nguồn gốc tác phẩm 

• Nghệ sĩ: Ujike Ryuji (氏家龍次), thành viên của Hiệp hội Kogei Nhật Bản.
• Chất liệu: Men đỏ nung ở nhiệt độ thấp (aka-raku), vẽ tay hoa trà trên nền đất sét thô.
• Hình dáng độc đáo: Hơi vuông – hiếm gặp so với dạng chawan tròn truyền thống, làm tăng giá trị từ 20–30%.
• Giá trị thị trường:
 • Tác phẩm thông thường: ¥300,000–600,000 JPY (khoảng 2.000–4.000 USD)
 • Có hộp gỗ kiribako và dấu niêm: ¥800,000–1,500,000 JPY (khoảng 5.300–10.000 USD)
 • Tác phẩm trưng bày hiếm: từ ¥2,000,000 JPY trở lên (từ 13.000 USD trở lên)

“Một chiếc chawan của Ujike Ryuji không đơn thuần là món đồ mua bằng tiền – mà là sự đánh đổi bằng niềm trân trọng sâu sắc dành cho cái không hoàn hảo, và cái vĩnh cửu.”

📌 Notes on Value & Provenance

Artist: Ujike Ryuji (氏家龍次), member of the Japan Kogei Association.

Materials: Low-fired red glaze (aka-raku), hand-painted camellia on rough clay.

Unique form: Slightly square – a rare departure from the typical round chawan, adding 20–30% value.

Market value:

Regular pieces: ¥300,000–600,000 JPY (~$2,000–4,000 USD)

With kiribako and seal: ¥800,000–1,500,000 JPY (~$5,300–10,000 USD)

Rare exhibition pieces: ¥2,000,000+ JPY (~$13,000+ USD)


“A chawan by Ujike Ryuji is not something you buy with money alone – but with a deep appreciation for the imperfect, and the eternal.”

Về Nghệ Nhân Ujike Ryuji

About the Artist – Ujike Ryuji (氏家龍次)

Nơi lửa, đất và con người gặp nhau trong tĩnh lặng

Where fire, clay, and silence meet the soul


Sinh năm 1952 tại quận Ōta, Tokyo – nơi nhịp sống đô thị hiện đại giao thoa cùng ký ức văn hóa truyền thống, nghệ nhân Ujike Ryuji (氏家龍次) từ sớm đã tìm thấy mối liên hệ sâu sắc với chất liệu gốm. Thay vì đi theo con đường học thuật thông thường, ông rẽ ngang từ ngành Tâm lý học (Đại học Nihon) để bước vào thế giới thủ công mỹ nghệ – nơi ông tìm thấy “ngôn ngữ” thật sự của bản thân: lửa, đất và hình.

Born in 1952 in the quiet but culturally rich district of Ōta, Tokyo, Ujike Ryuji is a Japanese ceramic artist whose work blends the spirit of tradition with the boldness of contemporary form. His journey into pottery was not a straight line. Originally studying Psychology at Nihon University, Ujike left mid-way to pursue what he would later describe as his “true voice” – the language of fire and earth.


Sau thời gian rèn luyện tại Học viện Gốm sứ Togei, năm 1976 ông chính thức bước vào Đại học Nghệ thuật Musashino – chuyên ngành Thiết kế Nội thất và Công nghiệp thủ công. Tại đây, Ujike tiếp cận cả tư duy tạo hình phương Tây lẫn triết lý thẩm mỹ phương Đông, từ đó phát triển một ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt – kết hợp giữa truyền thống Nhật Bản và hình thức đương đại.

After attending the prestigious Togei Art Institute, he entered Musashino Art University in 1976, majoring in Industrial and Craft Design. There, he was exposed to both modern design principles and the enduring aesthetics of Japanese tradition – a synthesis that continues to shape his creative identity today.


Năm 1982, ông thành lập lò gốm riêng tại Jiyugaoka, Meguro – một trong những quận nghệ thuật sôi động của Tokyo. Đây là nơi ông bắt đầu chuỗi hành trình gần 50 năm sáng tạo không ngừng nghỉ. Gốm của Ujike mang dấu ấn sâu đậm của triết lý wabi-sabi: đề cao vẻ đẹp của cái không hoàn hảo, cái hữu hạn và vô thường. Dù là men đỏ aka-raku hay vết rạn men tự nhiên, mỗi bề mặt gốm của ông đều là một đoạn hội thoại im lặng giữa đất và người.

In 1982, he established his own kiln in Meguro, Tokyo – a modest beginning to what would become a nearly five-decade-long devotion to handmade ceramics. Deeply rooted in the philosophy of wabi-sabi, Ujike’s works are meditations on imperfection, asymmetry, and the subtle power of silence. Whether working in aka-raku (red raku), ash glazes, or natural crackled surfaces, his pieces radiate presence without spectacle.


Ông từng được chọn tham gia hàng chục triển lãm lớn nhỏ suốt từ thập niên 1980 đến nay, bao gồm:

Japan Crafts Exhibition, Asahi Modern Craft, Mino International Ceramics Festival,

Kanazawa Kogei, East Japan Traditional Kōgei, Japan Ceramic Art Exhibition,

Và gần nhất, Tobiten – Hiệp hội Nghệ thuật Gốm Nhật Bản (Ceramic Art Society of Japan).


Throughout his career, Ujike Ryuji has been selected for Japan’s most prestigious exhibitions:

Japan Crafts Exhibition, Asahi Modern Craft, Mino International Ceramics Festival,

Kanazawa Kogei, East Japan Traditional Kōgei, Japan Ceramic Art Exhibition,

And recently, the Tobiten Exhibition by the Ceramic Art Society of Japan.


Năm 2015, ông chính thức trở thành thành viên đầy đủ (Full Member) của Hiệp hội Kogei Nhật Bản – tổ chức danh giá bậc nhất của giới thủ công truyền thống.


Trong suốt sự nghiệp, Ujike Ryuji được trao tặng nhiều giải thưởng nghệ thuật uy tín, tiêu biểu như:

Giải Chủ tịch Phòng Thương mại Kanazawa (1985)

Giải Đặc biệt Ban Giám khảo tại Hội chợ Thiết kế Gốm Seto (1987)

Giải Asahi Shimbun tại Triển lãm Gốm Hokkaido (1999)

Huy chương Bạc (2002) tại cùng triển lãm


In 2015, he was recognized as a Full Member of the Japan Kogei Association – the nation’s most esteemed crafts organization.


His accolades include:

Chairman’s Prize, Kanazawa International Design Fair (1985)

Special Jury Award, Seto Ceramics Design Fair (1987)

Asahi Shimbun Prize, Hokkaido Ceramics Exhibition (1999)

Silver Prize, Hokkaido Ceramics Exhibition (2002)


Ngày nay, tác phẩm của ông không chỉ xuất hiện tại các gallery hàng đầu như Ginza Matsuya, Keio Department Store, mà còn được giới sưu tầm quốc tế đánh giá cao vì tính độc bản, thiền định và khả năng làm “hiện diện” bản chất của trà đạo Nhật Bản qua từng chiếc chawan nhỏ bé.


“Tôi không làm ra chiếc bát – tôi lắng nghe đất, rồi cùng nó tạo nên một hình thể có thể thở.”

Ujike Ryuji


Ujike’s chawan and ceramic works have been showcased at top Japanese galleries like Ginza Matsuya and Keio Department Store, and are highly sought after by collectors who value meditative, one-of-a-kind expressions in clay.


“I don’t make the bowl – I listen to the clay. Together, we shape something that can breathe.”

– Ujike Ryuj



Moon Doãn

Post a Comment

0 Comments