Advertisement

Cập nhật kinh nghiệm xin visa Châu Âu 2025 | 2025 Schengen Tourist Visa Guide: My Latest Experience & Advice

8 năm rồi mới lại xin visa Schengen – hú hồn hú vía tưởng tạch nhưng cũng đáng để kể lắm!

Lần cuối cùng mình nộp đơn xin visa Schengen là năm 2017. Khi đó, may mắn mình được cấp visa nhập cảnh nhiều lần (multiples) có thời hạn tận 3 năm. Nhưng rồi Covid ập đến, mọi kế hoạch bay nhảy dừng lại, tiếp theo là sự xuất hiện của em bé Hadrian – nên thành ra, mãi đến mùa hè năm nay, mình mới có dịp apply lại visa Châu Âu để cả nhà cùng nhau tận hưởng một chuyến nghỉ hè đúng nghĩa tại EU.

Eight Years Later, I Applied for a Schengen Visa Again – and It Was a Rollercoaster

The last time I applied for a Schengen visa was back in 2017. I was lucky enough to get a multiple-entry visa valid for 3 years. Then, the pandemic hit, life paused, and soon after came the arrival of my little one – so international travel was off the table for quite a while.


(Quầy trả hộ chiếu. Nếu bạn phải quay lại bổ sung giấy tờ thì cũng bổ sung tại đây)

Nói thật, trước giờ mình vẫn luôn tự tin rằng mình “hợp vía” với chuyện xin visa. Mỗi lần nộp hồ sơ là mỗi lần được cấp – dễ dàng, nhanh gọn. Nhưng lần này thì thật sự… hú hồn! Mình đã có lúc nghĩ là “tạch” thật rồi chứ chẳng đùa. May sao, sau cùng visa cũng được cấp – dù thời hạn chỉ 5 tháng, ngắn hơn trước rất nhiều. Nhưng thôi, vẫn là may mắn, vẫn là biết ơn!

Fast forward to this year, we finally decided to plan a family summer getaway to Europe. I thought reapplying would be a breeze. I’ve always felt like I had good “visa luck.” But this time? Total plot twist. I honestly thought I’d get rejected. It was that close. Thankfully, in the end, I was approved – with a five-month visa (a bit of a downgrade from before, but hey, I’ll take it!).


Nhớ lại vụ việc đau lòng ngày 23/10/2019, khi 39 người Việt Nam thiệt mạng trong xe container trên hành trình vượt biên trái phép vào Anh, mình mới hiểu tại sao quá trình xét duyệt visa cho người Việt giờ đây trở nên khắt khe hơn. Bạn mình – người từng được cấp visa Schengen 5 năm – sau sự kiện đó chỉ còn được Pháp cấp đúng… 10 ngày!

After the tragic event on October 23, 2019 – when 39 Vietnamese migrants died in a container truck trying to enter the UK – European countries, especially France, have tightened their visa policies for Vietnamese nationals. A friend of mine who once had a 5-year Schengen visa could only get 10 days on his last application. That’s how serious things have become.


Cứ nghĩ sau gần 6 năm, mọi chuyện sẽ dễ thở hơn. Nhưng không! Trái lại, quy trình xét duyệt visa nay chặt chẽ và kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Dưới đây là một vài kinh nghiệm xương máu mình đã rút ra để chia sẻ cùng mọi người, nhất là những ai đang có dự định đi Châu Âu trong năm nay có thể lưu tâm để chuẩn bị thật tốt hồ sơ xin visa nhé:

I thought things might’ve eased after nearly six years, but nope – if anything, the process has become even more meticulous. Here are the updated lessons I’ve learned (sometimes the hard way) from my recent visa application in May 2025:


6 LƯU Ý CỰC KỲ QUAN TRỌNG KHI XIN VISA SCHENGEN (T5/2025)

6 MUST-KNOW TIPS FOR YOUR SCHENGEN VISA APPLICATION (FRANCE – MAY 2025)

1. Đặt lịch hẹn sớm – cực kỳ sớm!

Bạn buộc phải nộp hồ sơ ít nhất 15 ngày trước ngày khởi hành, nhưng để book được lịch hẹn lại là câu chuyện khác. Mình dự định đi Pháp ngày 1/6, nên canh tới 1/5 thì bắt đầu điền form visa và book lịch thì… lịch trống gần nhất là 20/5! Mình phải viết bản giải trình bằng tiếng Anh để giải thích lý do mình nộp trễ theo kế hoạch khởi hành – TLS có form sẵn. Nhưng kinh nghiệm theo mình là mọi người nên làm hồ sơ xin visa ít nhất 2-3 tháng trước ngày bay để đỡ cuống cuồng. Lượng người nộp đơn xin visa rất đông và lịch rất kín nha. 

1. Schedule your TLS appointment as early as possible.

You must submit your application at least 15 days before departure, but booking a slot is a whole other story. I planned to fly on June 1, and I started the visa process on May 1 – but the earliest available slot was May 20! I had to submit an urgent explanation letter (TLS provided the form, but it had to be in English). To avoid this panic, I strongly recommend planning 2–3 months in advance.


2. Tất cả vé máy bay, khách sạn, bảo hiểm… phải là thật và còn hiệu lực!

Không chấp nhận booking giả, mã bị huỷ. ĐSQ có thể check mã đặt chỗ trực tiếp. Giải pháp an toàn: book vé cho phép huỷ miễn phí bằng thẻ tín dụng (để bạn có thể huỷ nếu không được cấp visa hay cần đổi lại lịch trình). 

2. All your bookings – flights, hotels, insurance – must be valid and real.
The embassy can and will check your booking codes. If the reservation has been canceled, you’ll have to resubmit everything. Best solution? Book with a credit card using options that allow free cancellation – just in case!

3. Ảnh thẻ phải mới chụp trong vòng 6 tháng.

Nếu đã dùng cho visa trước, hoặc chụp lâu rồi – hãy đi chụp lại. TLS có chụp tại chỗ nhưng ảnh không đẹp lắm, giá 120,000đ, chỉ nhận tiền mặt.

3. Passport photo must be taken within the last 6 months.

Even if you reused an old one from another visa – not acceptable. TLS staff will check. They offer photo services on site for about 120,000 VND (cash only), but be warned – not the most flattering shots.


4. Mọi booking phải có đầy đủ tên bạn.

Booking.com nhiều khi không hiện tên bạn trong xác nhận. Kiểm tra kỹ rồi hãy in ra – mình đã phải chạy đi bổ sung chỉ vì chi tiết nhỏ này đấy rất mất công và vất vả. 

4. All bookings must clearly show your full name.
Be especially careful with hotel reservations. Platforms like booking.com sometimes don’t include guest names on confirmations. I had to redo my submission just because of this tiny detail.


5. Khi nộp hồ sơ bổ sung, nhớ đính kèm thư giải trình bằng tiếng Anh.

Lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn. Điều này giúp ĐSQ hiểu hoàn cảnh và dễ dàng hỗ trợ hơn.

5. If you need to submit any additional documents, always include a short explanation letter in English.
Keep it polite and clear – it helps the consulate understand your situation and could speed things up.

6. Tất cả giấy tờ tiếng Việt phải dịch thuật và công chứng.

Trừ hộ chiếu, các loại giấy tờ khác (CMND, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…) đều phải có bản dịch công chứng mới được chấp nhận. Nếu bạn không nộp đủ thì bên trung tâm TLS vẫn nhận hồ sơ của bạn để chuyển qua LSQ nhưng "hên xui". Mình nghĩ tốt nhất mọi người nên chủ động chuẩn bị tất cả hồ sơ hợp lệ để không bị ảnh hưởng đến quá trình xét duyệt visa. 

6. All Vietnamese documents must be officially translated and notarized.
Except for your passport, every other document (ID, marriage cert, birth cert, etc.) needs a certified English translation with a notarized stamp.


Mình được cấp visa sau 10 ngày (2 lần phải đi bổ sung hồ sơ hic )

Thế là sau bao hồi hộp, lo lắng, cuối cùng mình cũng cầm được visa trong tay. Chuyến đi này càng thêm đáng quý – không chỉ vì được trở lại Pháp và Châu Âu, khám phá thêm nhiều vùng  đất mới, mà còn vì bài học về sự chuẩn bị và kiên trì trong từng bước nhỏ. 

It was quite the ride – stressful at times, frustrating at others – but holding that visa in my hands after everything made it all worth it.


Chúc mọi người nộp visa Schengen mùa hè này thật trơn tru và may mắn!

Wishing you smooth sailing with your own visa applications. Don’t leave things to chance – plan ahead, prepare well, and keep your fingers crossed!


Thương,

With love,


Moon Doãn


Post a Comment

0 Comments